2/27/15

Bạn có BẢN ĐỒ CUỘC ĐỜI chưa?

Posted By: Đoàn Trọng Hiếu - 2:57 PM

Share

& Comment

Trong kinh doanh, quan trọng nhất là marketing, trong marketing thì quan trọng nhất là định vị thị trường. Trong địa lý, quan trọng nhất cũng là định vị đúng hướng đi. Vậy đối với đời người, chúng ta có cần định vị không?

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi để “định vị” chính mình:
- Tôi là ai?
- Tôi được sinh ra để làm gì?

Trước khi đi vào nội dung chính, bạn hãy trả lời câu hỏi này nhé:
Tại sao cùng một sự việc, có người ứng xử thế này, có người ứng xử thế khác? 
Do suy nghĩ của mỗi người khác nhau, do điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau, do tính cách khác nhau… Tất cả câu trả lời đó đều có phần đúng nhưng chưa phải là câu trả lời chính xác nhất.

Cơ chế bản năng thống trị cuộc sống: Nhận dạng & Phản xạ. Điều này đã được chứng minh bằng thí nghiệm của Ivan Pavlov khám phá ra định luật cơ bản về hiện tượng phản xạ có điều kiện của động vật.. Mỗi ngày, chúng ta phải lựa chọn và đưa ra khoảng 50.000 suy nghĩ và quyết định khác nhau. Phần lớn trong số đó là những suy nghĩ, quyết định được lặp đi lặp lại hàng ngày. Muốn hiệu quả trong công việc và cuộc sống nói chung thì chúng ta cần có những phản xạ, muốn phản xạ được phải nhận dạng để những suy nghĩ và quyết định được lặp lại hàng ngày đó đạt được sự tối ưu hóa - tối thiểu về năng lượng & tối đa về an toàn. Người xưa đã có câu “Trăm hay không bằng tay quen” hay “Tình cũ không rủ cũng đến” để nói về hiệu quả của cơ chế bản năng này của con người.

PHẢN XẠ = f(NHẬN DẠNG)

Muốn có hiệu quả nhận dạng & phản xạ thì chúng ta phải trải qua 1 quá trình Mặc định hóa bao gồm 2 bước: định chuẩn và lập trình. Việc định chuẩn dựa trên những ngầm định nền tảng, những tiên đề, những chuẩn nền được tạo nên qua các nhu cầu của xã hội hình thành và do những mong muốn của bản thân. Khi đã có những định chuẩn thì khi ta tiếp nhận thông tin, thông tinh đó sẽ được đối chiếu, so sánh với hệ quy chiếu đã có sẵn, hay còn gọi là hệ tọa độ, bản đồ hay la bàn riêng của mỗi người để đưa ra những phản xạ phù hợp.

Các nhà khóa học thực hiện thí nghiệm với 1 bầy khỉ được nhốt trong 1 cái chuồng. Người ta đặt 1 cái thang giữa chuồng và có 1 nải chuối trên đỉnh thang. Khi những có khỉ nhìn thấy chuối, chúng liền leo lên thang để lấy chuối. Cứ mỗi khi những con khỉ leo lên thang lấy chuối, những nhà khoa học liền phun nước lạnh vào chúng. Khi những con khỉ này không lấy chuối nữa thì họ cũng ngừng việc phun nước lạnh. Khi có 1 con khỉ mới được thay thế 1 con khỉ trong chuồng, con khỉ mới này lập tức leo lên thang lấy chuối; những con khỉ cũ còn lại trong chuồng liền kéo con khỉ mới xuống và đánh cho con khỉ mới 1 trận. 1 con khỉ khác tiếp tục được đưa vào thay thế con khỉ cũ khác trong chuồng, con khỉ mới vào này cũng lập tức leo lên thang lấy chuối ăn và nó cũng bị tất cả những con khỉ còn lại kéo xuống và bị đánh. Lần lượt tất cả những con khỉ cũ được thay thế bởi những con khỉ mới. Những con khỉ mới được thay thế cũng chịu chung số phận như những con khỉ vào trước nó khi có ý định leo lên thang lấy chuối mặc dù chúng không hiểu tại sao. Đây là 1 thí nghiệm điển hình chứng minh cho quá trình mặc định hóa. Đàn khỉ đã được lập trình rằng nếu lấy chuối sẽ bị đánh nên chúng đã từ bỏ việc ăn chuối vì sợ đau mà không biết tại sao. Và có rất nhiều hành động chúng ta thực hiện hàng ngày theo mặc định sẵn có, tương tự như trong toán học có những tiên đề được mặc nhiên công nhận, được áp dụng ngay mà không cần qua các bước chứng minh. “Nhập gia tùy tục”, “Phép vua thua lệ làng.” Trong mỗi tổ chức, cộng đồng lại có những mặc định riêng của nơi đó. Bất kỳ thành viên mới tham gia cộng đồng dần dần sẽ được tạo được những mặc định phù hợp với môi trường đó.



Mặc định hóa cũng là quá trình tiềm thức hóa. Tiềm thức mới là thực quyền. Tiềm thức có sức mạnh gấp hàng nghìn lần so với ý thức. Các hành động mới được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng ý thức sau đó lập trình vào tiềm thức – tạo mặc định sau đó tiềm thức quyết định lại hành động của ý thức. Quá trình này liên tục được lặp đi lặp lại. Và khi tiềm thức cũ được mặc định hóa không quyết định được ý thức mới thì phải diễn ra quá trình tái định vị, tạo mặc định mới vào tiềm thức từ đó quyết định ngược trở lại ý thức. Thế giới liên tục thay đổi. Bản chất cuộc sống cũng là các chuyển động nên tái định vị là điều tất yếu. Tái định vị để liên tục hoàn thiện từ ý đồ thành sơ đồ, từ ý tưởng thành tư tưởng. Mặc định hóa phải được chuẩn hóa. Quá trình đó có thể được đánh giá bằng những công thức như ISO, 6 sigma hay Lean Production.
Do định vị khác nhau nên trong cùng một sự việc, chúng ta có những ứng xử khác nhau. Định vị là cách ta xác định vị thế hiện tại và cách để ta tới được vị thế mong muốn theo bản đồ (hệ quy chiếu) mặc định đã được lập trình trong tâm trí riêng của mỗi người. Định vị được quyết định bởi chuẩn nền. Mỗi hành động hiệu quả đều dựa vào hệ quy chiếu.


Tất cả chỉ là bản đồ. Chúng ta đều nhìn thấy cái bên ngoài (ý thức) như nhau nhưng thấy cái bên trong (tiềm thức) không giống nhau. Tất cả sự vật, hiện tượng không có gì đúng, cũng không có gì sai, tất cả do định vị khác nhau.


“Sai một ly, đi một dặm
Sai một ly, đi một đời người”

Đối với con người, quan trọng nhất là ta định vị được vị thế của mình trong tâm trí người khác (người thân, bạn bè, khách hàng, đối tác…) Nếu đời bạn không có định vị thì không khác gì một con thuyền không có bánh lái cứ lênh đênh giữa đại dương bao la. Định vị được áp dụng mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, cho mọi người và cho chính bản thân mỗi người.

Vậy hệ quy chiếu chuẩn cho mỗi hành động của chúng ta là gì?

Theo người Nhật Bản, từ khoàng 500 năm nay, Ikigai là một hệ quy chiếu chuẩn của mỗi người. Ikigai tạo nên phong cách sống của người Nhật Bản. Đây cũng là bí mật để nước Nhật có nhiều người có tuổi thọ hơn 100 mà họ vẫn sống khỏe mạnh.



Với 15 năm nghiên cứu và thực hành kỹ năng con người, Tâm Việt đưa ra bộ quẻ nhân nhiệu Việt – Hệ quy chiếu chuẩn cho cuộc sống của mỗi người.


Để Thành đạt thì con người cần có: Mục tiêu, Năng lực và Khát vọng. Phụng sự đúng Mục tiêu, phát triển Năng lực theo đúng Thiên phú và Khát vọng đúng Thiên sứ thì con người sẽ đạt được hạnh phúc.

Ngày nay, có nhiều người tự đặt “định vị” cho cuộc sống là có nhiều tiền của, làm cách nào có nhiều tiền càng tốt, không nhất thiết đó là công việc mình yêu thích. Vậy thì ta khác gì một cỗ máy đi kiếm tiền, quên mất thiên sứ của con người là sống cống hiến, phụng sự. Mục đích của mọi mục đích của đời người là sống Hạnh phúc, Thành đạt. Khi ta phụng sự vô tư, hết mình đúng thiên phú thì tự ắt mọi thứ sẽ đến và bền vững.

HẠNH PHÚC = f(PHỤNG SỰ)



Định vị bản thân của bạn là gì? Hãy chia sẻ tại comment dưới đây nhé!

http://www.doantronghieu.com/p/ket-ban-voi-hieu.html


Tôi là Đoàn Trọng Hiếu

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của tôi. Tôi tin là trang web này đã cung cấp thông tin hữu ích về các kỹ năng: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng, kỹ năng dịch vụ khách hàng... Chúc bạn một ngày tốt lành!

Copyright © 2015 ĐOÀN TRỌNG HIẾU

Designed by Templatezy & Copy Blogger Themes