7/15/15

Ba điều nguy hiểm của thói quen đổ lỗi

Posted By: Đoàn Trọng Hiếu - 6:52 PM

Share

& Comment


Khi mắc lỗi ta hay tìm mọi cách đổ cho người khác hoặc cho hoàn cảnh. Nguyên nhân sâu xa là vì ta luôn tin là mình đúng, mình tốt. Chắc chắn là ta đúng. Vậy tại sao công việc lại không đạt yêu cầu? Đó là vấn đề. Để giải quyết vấn đề đó cách tốt nhất và nhanh nhất là đổi lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh. Ví dụ: không in được tài liệu vì máy in hỏng, không hoàn thành kế hoạch vì cấp trên giao cho quá nhiều việc... Khi đổ lỗi cho bên ngoài ta vẫn lý giải được tại sao lỗi đó xảy ra và chứng minh mình vô tội. Khi đó vấn đề được giải quyết. Ta cảm thấy an tâm. Thói quen này vô tình được cha mẹ rèn luyện ngay từ khi chúng ta còn nhỏ. Ngày bé, mỗi lần ngã đau bố mẹ thường dỗ con bằng cách "Đánh chừa cái ghế làm đau con mẹ!" hay "Đánh chừa chị làm em ngã!". Thậm chí trẻ hư bị người lớn mắng. Trẻ khóc ăn vạ cũng được dỗ bằng cách. "Đánh chừa bác trêu cháu". Khi "đánh chừa" trẻ vẫn không khóc thì bác phải giả vờ khóc để trẻ nín.



Ba điều nguy hiểm của thói quen đổ lỗi
Thứ nhất, ta đánh mất cơ hội phát triển của chính mình. Vì trong cùng một thời điểm chỉ có một suy nghĩ. Nếu ta tìm lỗi của người khác thì ta sẽ không sửa lỗi của chính mình. Khi ta không sửa lỗi, không tìm giải pháp cho vấn đề của mình thì ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Lần sau vấn đề lại tiếp tục nảy sinh ta lại tiếp tục đổ lỗi. Cuối cùng ta biến mình thành "nạn nhân của hoàn cảnh.
Nguy hiểm thứ hai là mọi người né tránh. Không ai muốn làm việc với một người tìm mọi lý do để giải thích tại sao minh không làm được. Mọi người có thể chấp nhận bạn mắc lỗi một vài lần đầu. Nhưng họ không thể chấp nhận một người chuyên đổ lỗi, một "nạn nhân chuyên nghiệp". Họ cũng không thể chấp nhận một người không phát triển. 
Thứ ba là gây hiềm khích mất đoàn kết. Khi đổ lỗi chắc chắn là xảy ra tranh cãi. Vấn đề sẽ không dừng lại ở công việc mà chuyển sang giải quyết vấn đề cá nhân. Tất cả sẽ tập trung "bới lông tìm vết". Người nọ chứng minh người kia sai, kém. Hiềm khích rồi thù hằn cá nhân cũng nảy sinh từ đó.

Thay tạo thành thói quen đổ lỗi, ta hãy dịch chuyển từ giải thích => giải pháp trong mọi tình huống.


Tôi là Đoàn Trọng Hiếu

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của tôi. Tôi tin là trang web này đã cung cấp thông tin hữu ích về các kỹ năng: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng, kỹ năng dịch vụ khách hàng... Chúc bạn một ngày tốt lành!

Copyright © 2015 ĐOÀN TRỌNG HIẾU

Designed by Templatezy & Copy Blogger Themes