"Nói là gieo, nghe là gặt". Ai cũng biết tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống. Đầu vào có tốt thì đầu ra mới tuyệt vời! Biết lắng nghe tốt giúp bạn giao tiếp, xây dựng những mối quan hệ bền vững, quản trị xung đột hiệu quả.
- Lắng nghe giải quyết công việc: Muốn thành công trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải biết lắng nghe, đặc biệt là lãnh đạo, tư vấn viên, thư ký, luật sư, giáo viên, người bán hàng. Lắng nghe giúp ta học hỏi kinh nghiệm, thấu hiểu tâm tư tình cảm, tích cách, sở thích, thói quen của người thân, đồng nghiệp, đối tác, từ đó tạo sự gắn kết và tăng hiệu quả công việc.
- Lắng nghe giúp xây dựng và phát triển quan hệ. “Nói có người nghe, đe có kẻ sợ”. Trong giao tiếp, ai cũng thích được người khác lắng nghe, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ thường sống tình cảm và thích giãi bày. Nếu bạn biết lắng nghe, ủng hộ và khích lệ đúng cách, họ sẽ “dốc hết bầu tâm sự”. Qua những tâm sự, bạn sẽ khám phá ra con đường đi đến trái tim họ. Khi nghe, bạn chỉ cần đặt câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt câu chuyện. “Bạn cảm thấy như thế nào?”, “Bạn nghĩ gì về vấn đề này?”... là những câu hỏi sẽ giúp họ dễ dàng tâm sự và bày tỏ quan điểm. Cứ người “tung” kẻ “hứng”, người “gieo” kẻ “gặt” cuộc nói chuyện sẽ trở nên say sưa. Như vậy, lắng nghe giúp chúng ta hiểu nhau để thân thiết, gắn bó và tin tưởng hơn.
- Lắng nghe để giải quyết xung đột. “Cả giận mất khôn”. Khi không tức giận ai cũng tỉnh táo để nhìn nhận sự việc và sáng suốt đưa ra giải pháp. Vì vậy, vấn đề của chúng ta khi giải quyết xung đột là: làm thế nào để đưa hai “con hổ tức giận” trở về trạng thái bình tĩnh. Trong trường hợp này, chỉ có nghe là hiệu quả nhất. Trong gia đình, khi ông bà, bố mẹ và con cái biết lắng nghe nhau thì cuộc sống gia đình luôn luôn đầm ấm; ở cơ quan, lãnh đạo và nhân viên biết lắng nghe nhau thì mọi công việc trở nên đơn giản hơn bao giờ hết; ở trường học, thầy và trò biết lắng nghe nhau sẽ tạo nên môi trường sư phạm tích cực, năng động, chủ động.
Nghe thấy là quá trình sóng âm qua màng nhĩ vào não. Thực hiện quá trình này chúng ta không cần phải cố gắng.
Khác với nghe thấy, khi lắng nghe chúng ta phải hiểu được nghĩa mà người nói muốn truyền đạt. Để hiểu được chúng ta phải : chú ý, hiểu, hồi đáp và ghi nhớ.
Bạn hãy cùng tôi theo dõi 3 video dưới đây và tự trả lời câu hỏi: bạn thường ở trong trường hợp số 1, 2 hay 3 khi nghe người khác?
Tôi tin chắc rằng cả bạn và tôi đều đã từng ở trong 3 trường hợp trên khi lắng nghe đối tác. Và ai cũng muốn lắng nghe đối tác như trường hợp thứ 3 với thái độ thân thiện, tích cực, khích lệ người nói chia sẻ bằng ngôn ngữ, cử chỉ tạo hứng thú cho đối tác.
Lắng nghe là kỹ năng sống cơ bản của con người, được dùng mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, với mọi người và với chính bản thân chúng ta. Vậy mà lâu nay ta bỏ quên nó, thật là một điều đáng tiếc!
Ta thấy lắng nghe là kỹ năng được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động giao tiếp nhưng gần như ta không được học hay hướng dẫn một cách cụ thể bài bản.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ quan điểm của bạn về kỹ năng lắng nghe bằng những bình luận dưới đây! Hẹn gặp bạn trong bài viết về Chu trình lắng nghe và Biểu hiện tham dự khi lắng nghe.
P/s: Hãy thường xuyên ghé thăm blog của tôi và chúng ta cùng nhau chia sẻ những bài học bổ ích nhé!
P/s: Hãy thường xuyên ghé thăm blog của tôi và chúng ta cùng nhau chia sẻ những bài học bổ ích nhé!
(Nguồn ảnh: internet , nội dung dựa theo bài giảng Kỹ năng lắng nghe của Tâm Việt)
Share
& Comment
Tweet