Trong những buổi thuyết trình của bạn thường có chung một cách bắt đầu: đi thẳng vào chủ đề bài nói. Nhưng nếu người nghe chưa tập trung thì liệu điều chúng ta muốn nói có thật sự đi vào đầu họ hay chưa? "Vạn sự khởi đầu nan”. “Đầu xuôi đuôi lọt”. “Chưa nghe thì đừng nói!”. Người nghe chắc chắn không tiếp thu được nội dung tốt nhất cho đến khi họ bị thu hút bởi phần mở đầu bài nói của chúng ta. Dưới đây là 7 cách mở đầu thu hút cho bài thuyết trình, tạo ấn tượng cho người nghe về chủ đề bạn muốn nói.
Ví dụ, minh họa, mẩu chuyện.
Bạn thích được nghe kể chuyện có đúng ko? Vậy thì khán giả của bạn của vậy. Hãy sử dụng 1 câu chuyện ngắn, hình ảnh minh họa khi bắt đầu bài nói dẫn vào chủ đề. Khi kể chuyện, hãy khéo léo sử dụng tên của người nghe gắn vào nhân vật trong câu chuyện của bạn (tất nhiên là câu chuyện này không mang tính châm chọc, đả kích, chê bai, nói xấu khán giả của bạn…)
VD: Câu chuyện về 2 con dê qua cầu dưới đây, bạn sẽ dẫn vào chủ đề gì?
Video, bài hát.
“Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một làm”. Ngay khi mở đầu bài nói, người nghe của chúng ta cùng được thể hiện 1 bài hát là một cách thu hút sự tập trung rất hiệu quả vào bài nói của bạn.
VD: Sử dụng bài hát “Niềm tin chiến thắng” (NS Nguyễn…) để nói về chủ đề “Tự tin chinh phục mục tiêu”
Bạn sẽ nó về chủ đề gì với video dưới đây:
Ví dụ, minh họa, mẩu chuyện.
Bạn thích được nghe kể chuyện có đúng ko? Vậy thì khán giả của bạn của vậy. Hãy sử dụng 1 câu chuyện ngắn, hình ảnh minh họa khi bắt đầu bài nói dẫn vào chủ đề. Khi kể chuyện, hãy khéo léo sử dụng tên của người nghe gắn vào nhân vật trong câu chuyện của bạn (tất nhiên là câu chuyện này không mang tính châm chọc, đả kích, chê bai, nói xấu khán giả của bạn…)
VD: Câu chuyện về 2 con dê qua cầu dưới đây, bạn sẽ dẫn vào chủ đề gì?
Video, bài hát.
“Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một làm”. Ngay khi mở đầu bài nói, người nghe của chúng ta cùng được thể hiện 1 bài hát là một cách thu hút sự tập trung rất hiệu quả vào bài nói của bạn.
VD: Sử dụng bài hát “Niềm tin chiến thắng” (NS Nguyễn…) để nói về chủ đề “Tự tin chinh phục mục tiêu”
Bạn sẽ nó về chủ đề gì với video dưới đây:
Số thống kê, câu hỏi, trích dẫn.
“Nói có sách, mách có chứng”. Số liệu thống kê cũng là 1 cách hiệu quả để dẫn dắt người nghe vào chủ đề. Không gì thuyết phục hơn là 1 con số thống kê cụ thể ngay khi bạn bắt đầu bài nói.
VD: Bạn có thể dùng con số 75% và đặt câu hỏi gợi mở cho người nghe họ nghĩ gì khi thấy con số này, sau đó dẫn vào chủ đề như “Bảo vệ nguồn nước sạch”…
Với con số 80/20, bạn có thể nói về chủ đề gì nào?
Cảm tưởng của bản thân.
Khi mà bạn không có câu chuyện, số thống kê cụ thể thì những chia sẻ thân tình ngay khi bắt đầu bài nói cũng là 1 cách thích hợp giúp chúng ta và người nghe dễ dàng đồng cảm với nhau hơn.
Hài hước, liên tưởng.
Nếu bạn có năng khiếu hài hước, bạn có thể sử dụng những câu chuyện ngắn hài hước liên quan đến chủ đề để bắt đầu buổi thuyết trình.
Tạo sốc, ấn tượng.
“Miếng ngon nhớ lâu. Đòn đau nhớ đời”. Những con số ấn tượng, một âm thanh thật mạnh dồn dập được nổi lên bất ngờ cũng là cách bạn có thể áp dụng khi mở đầu bài nói của mình. Tất nhiên bạn phải đảm bảo những con số đó phải chính xác, âm thanh đó tạo ra ý nghĩa liên quan đến chủ đề bài nói hôm nay của bạn nhé!
Kết hợp các cách.
Bạn có thể phối hợp các cách trên với nhau trong phần mở bài.
Mở bài thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình của mình rồi đấy. Hãy cùng chia sẻ với tôi những cách khác mà bạn đã áp dụng thành công trong những buổi thuyết trình của bạn nhé!
Share
& Comment
Tweet