Ai trong chúng ta cũng đều dành nhiều thời gian và công sức cho công việc bởi vì công việc là một trong những thứ quan trọng nhất của con người. Ngoài việc có tiền để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, công việc còn mang lại hạnh phúc thật sự cho những ai yêu thích nó.
Còn đối với những ai không yêu thích, công việc có thể được xem là nghĩa vụ nhưng điều đó không có nghĩa là phải nghỉ việc. Bạn vẫn có thể tìm được niềm vui trong công việc. Nếu gần đây bạn cảm thấy chán hay không thích công việc hiện tại, hãy tự hỏi chính mình 7 câu hỏi sau:
#1. Bạn có đang gặp vấn đề ở các khía cạnh khác của cuộc sống ngoài công việc không?
Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, có trục trặc trong một mối quan hệ nào đó, hoặc bị stress vì chuyện gì đó hoàn toàn không liên quan đến công việc hiện tại, điều đó có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề ở các khía cạnh khác của cuộc sống bên ngoài công viêc. Vậy nên để kết luận liệu bạn có chán nản với công việc hiện tại hay không, bạn phải loại trừ các mặt không liên quan. Rất có thể sau khi giải quyết được những vấn đề đó, bạn sẽ yêu thích công việc trở lại.
#2. Các bước nhỏ cần làm là gì?
Trước có những quyết định "đột phá" như chuyển công việc, bạn cần nghĩ xem ngay lúc này bạn cần làm gì để cải thiện công việc. Nếu bạn thấy được ngay cái cần làm nghĩa là bạn đang từ từ tiến đến mục tiêu “yêu công việc”, còn không thì bạn đành phải tìm một công việc khác thôi.
#3. Bạn có thể kiểm soát cảm xúc khi làm việc được không?
Nếu bạn có thể vẫn làm việc mà không bị cảm xúc chi phối, đó là điều tuyệt vời! Bạn hãy tiếp tục công việc của mình nhưng đừng quá thất vọng nếu có trục trặc xảy ra. Làm việc với cảm xúc là tốt, nhưng đừng để cảm xúc bao trùm công việc vì nó có thể khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi.
#4. Bạn có thể chia sẻ với ai đó ở nơi làm việc được không?
Chia sẻ với ai đó về những vấn đề của bạn là một cách hay mà bạn có thể áp dụng. Bạn không những có thể nói ra những vướng mắc mà còn có thể nhận được các lời khuyên cho chúng. Người đồng nghiệp có thể hiểu được hay thậm chí vừa mới trải qua vấn đề của bạn. Thậm chí là sếp có thể hiểu và đổi cho bạn dự án mà bạn thích. Tất cả đều tùy thuộc vào công việc và mối quan hệ của bạn.
#5. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Bạn có dự định dựng nghiệp với công việc hiện tại không? Nếu công việc hiện tại không phục vụ cho mục tiêu tương lai, đây có lẽ là lúc bạn nên nghĩ lại.
#6. Mong muốn ban đầu của bạn khi làm công việc này là gì?
Một công việc để có lương hẳn là vẫn chưa đủ đối với bạn. Đó là điều bình thường mà. Bạn đâu phải là người đầu tiên làm việc chỉ vì bạn cần tiền. Tuy nhiên, nếu từ đầu bạn đã muốn gắn bó với công việc này lâu dài, bạn có lẽ sẽ muốn yêu thích nó trở lại. Hãy cố nghĩ xem lúc đầu bạn thích nó vì cái gì, có lẽ nó sẽ giúp bạn giải quyết được khúc mắc.
#7. Bạn thực sự muốn gì?
Bạn có muốn quay trở lại trường học không? Bạn có muốn học thêm các kỹ năng mới không? Bạn có muốn thay đổi công việc không? Bạn có muốn nỗ lực hơn ở chỗ làm hay không? Bạn có muốn thay đổi những thứ khác trong cuộc sống hay không? Bạn có muốn tìm công việc mới hay không? Điều đó phụ thuộc vào chính bạn. Chỉ bạn mới có thể quyết định được mình hài lòng hay không hài lòng với công việc. Những người khác có thể giúp, nhưng chính bạn mới là người biết rõ nhất.
(Nguồn: tham khảo bài viết của Maggie Heath)
Share
& Comment
Tweet